Cong vẹo cột sống: triệu chứng, nguyên nhân,
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và nghiêm trọng dần khi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, bệnh phát hiện sau tuổi dậy thì khi bộ xương đã phát triển hoàn chỉnh thì việc điều trị gặp khó khăn hơn.
Vẹo cột sống là gì?
Cong vẹo cột sống là một loại biến dạng cột sống khá phổ biến. Đây là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên.
Mức độ cong của cột sống được đo bằng góc và tính bằng đơn vị độ. Góc càng rộng thì nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn càng cao. Các đường cong có thể nhẹ ở mức 10 độ hoặc nghiêm trọng ở mức 100 độ trở lên.
Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và không cần điều trị, nhưng một số người bị cong cột sống nặng hơn theo thời gian. Một đường cong cột sống đặc biệt nghiêm trọng có thể làm giảm thể tích trong lồng ngực, khiến phổi khó hoạt động bình thường.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng vẹo cột sống
Hầu hết trẻ bị cong vẹo cột sống không có triệu chứng đau nhưng ở người lớn, đau lưng là dấu hiệu phổ biến nhất khi bệnh đã nặng.
Những dấu hiệu vẹo cột sống khác ở cả người lớn và trẻ em có thể bao gồm:
- Cột sống cong rõ ràng
- Cột sống nghiêng về một phía, bên trái hoặc bên phải
- Vai không đều, một bên xương vai nhô cao hơn bên kia
- Một bên hông cao hơn bên kia
- Một bên của khung xương sườn nhô ra phía trước
- Khi đứng thẳng, tay buông thõng, có sự khác biệt ở cách hai cánh tay
- Khi cúi người, hai bên của lưng có chiều cao khác nhau
- Quần áo không vừa
- Eo không đều
- Giảm chiều cao.
Khi vẹo cột sống nặng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau lưng và nặng nhất là khó thở. Chứng bệnh này cũng có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc khá nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám nếu bạn phát hiện có triệu chứng hoặc bất thường nào ở cột sống, đặc biệt là hình dạng bất thường ở lưng.
Nếu chỉ bị cong nhẹ, bạn sẽ không nhận ra bất thường nhưng người khác sẽ nhìn thấy. Do đó, nếu bạn thấy cột sống không thẳng dù đang đứng thẳng, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây vẹo cột sống là gì?
Khoảng 80% trường hợp nguyên nhân bệnh là không rõ ràng, hay còn được gọi là chứng vẹo cột sống vô căn, đôi khi có thể liên quan đến di truyền. Trong các trường hợp khác, vẹo cột sống có thể phát triển do:
- Một số tình trạng thần kinh hoặc cơ tiềm ẩn, chẳng hạn như bại não hoặc loạn dưỡng cơ (Vẹo cột sống thần kinh cơ)
- Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cột sống (Vẹo cột sống bẩm sinh)
- Từng phẫu thuật thành ngực khi còn nhỏ
- Chấn thương hoặc nhiễm trùng cột sống
- Bất thường tủy sống
- Thoái hóa cột sống theo tuổi tác, ảnh hưởng đến người lớn tuổi (Vẹo cột sống thoái hóa).
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:
- Tuổi tác. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn, nhưng thường bắt đầu ở trẻ em từ 10 đến 15 tuổi.
- Giới tính. Mặc dù cả bé trai và bé gái đều có thể mắc bệnh, nhưng bé gái có nguy cơ bị nặng hơn và cần được điều trị cao hơn.
- Di truyền. Vẹo cột sống có tính chất di truyền trong gia đình. Bạn có nguy cơ bị cong mắc bệnh cao nếu gia đình có người mắc chứng cong vẹo cột sống.
Nhiều người vẫn cho rằng tư thế ngồi và đi đứng sai, ăn uống thiếu dinh dưỡng, tập thể dục sai cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành nhưng điều này không chính xác. Mặc dù những yếu tố này không gây cong vẹo cột sống nhưng vẫn có thể khiến bạn bị các bệnh khác như thoái hóa, viêm khớp hoặc chấn thương cột sống.
Biến chứng
Vẹo cột sống có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chứng vẹo cột sống có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:
- Các vấn đề về hô hấp. Khung xương sườn có thể ép vào phổi, khiến bạn khó thở hơn.
- Đau lưng mạn tính. Những người bị vẹo cột sống khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị đau lưng mạn tính khi trưởng thành, đặc biệt nếu độ cong lớn và không được điều trị.
- Tự ti về ngoại hình. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn, nó có thể gây ra những thay đổi đáng chú ý hơn về ngoại hình, bao gồm: hông và vai không đều nhau, xương sườn nổi rõ, thắt lưng và thân bị lệch sang một bên. Bệnh nhân thường trở nên tự ti về ngoại hình của mình.
Theo: Hello Bác Sĩ
Bài viết khác
-
Tennis Elbow: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Phòng Ngừa
- Ngày: 14-03-2024
- Lượt xem: 104
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và nghiêm trọng dần khi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, bệnh phát hiện sau tuổi dậy thì khi bộ xương đã phát triển hoàn chỉnh thì việc điều trị gặp khó khăn hơn.
Xem chi tiết -
Dây Chằng Khớp Gối: Chức Năng, Chấn Thương Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
- Ngày: 14-03-2024
- Lượt xem: 104
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và nghiêm trọng dần khi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, bệnh phát hiện sau tuổi dậy thì khi bộ xương đã phát triển hoàn chỉnh thì việc điều trị gặp khó khăn hơn.
Xem chi tiết -
Làm Gì Khi Dị Ứng Băng Silicone Của Vớ Y Khoa?
- Ngày: 14-03-2024
- Lượt xem: 104
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và nghiêm trọng dần khi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, bệnh phát hiện sau tuổi dậy thì khi bộ xương đã phát triển hoàn chỉnh thì việc điều trị gặp khó khăn hơn.
Xem chi tiết -
Có Nên Dùng Kem Thoa Suy Tĩnh Mạch Chân?
- Ngày: 14-03-2024
- Lượt xem: 104
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và nghiêm trọng dần khi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, bệnh phát hiện sau tuổi dậy thì khi bộ xương đã phát triển hoàn chỉnh thì việc điều trị gặp khó khăn hơn.
Xem chi tiết