Vớ y khoa_Hỏi đáp


vo y khoa hoi dap
1. Vớ y khoa có bao nhiêu loại?

JOBST có 3 dòng sản phẩm: Relief - Cơ bản, Opaque - Mỏng vừa, Ultrasheer - Siêu mỏng. Các loại vớ khác nhau chất liệu nhưng cùng hiệu quả điều trị, cùng chuẩn áp lực 20-30 (FDA Mỹ) 
Ưu điểm của từng loại :

  • Relief: Chất liệu vải mềm, thoáng khí. giảm ngứa kích ứng da.
  • Opaque: Chất liệu vải mỏng, dai, độ co giãn và đàn hồi cao, thoáng khí.
  • Ultrasheer: Chất liệu vải siêu mỏng co giãn, thoáng khí, độ thẩm mỹ cao.

Vớ có kiểu vớ gối, vớ đùi, vớ hông và vớ bầu dành cho người mang thai.

►Xem chi tiết thêm tại: https://shopykhoa.com/vo-y-khoa-co-bao-nhieu-loai.htm
 



2. Cách đo size vớ y khoa?

Sử dụng thước dây (loại thước dây mềm) để đo các vòng chân

Bước 1: Đo vòng cổ chân (vòng nhỏ nhất ở cổ chân, gần mắt cá chân)

Bước 2: Đo vòng bắp chân (vòng to nhất ngay dưới gối)

Bước 3: Đo vòng đùi (vòng phía trên đầu gối khoảng 15cm)

Lưu ý: Việc đo vòng chân và lựa chọn size không đúng sẽ làm giảm tác dụng điều trị của vớ y khoa.
►Xem chi tiết thêm tại: https://shopykhoa.com/cach-do-size-vo-y-khoa.htm
 



3. Cách mang vớ y khoa?
Bước 1: 

  • Luồn tay vào trong vớ 
  • Dùng ngón tay kẹp giữ ngay phần gót 
  • Tay còn lại lộn trái vớ ra [4] Sửa ngay ngắn gót vớ

Bước 2: Mang vớ vào đến ngay gót chân 

  • Vớ đã lộn trái đến gót và sẵn sàng    
  • Hai tay kéo mạnh 2 bên vớ để vớ vào được bàn chân. Lúc này phần gót nằm bên dưới 
  • Thao tác đúng, phần gót vớ lộn trái ban đầu sẽ nằm đúng vị trí

Bước 3: Kéo vớ qua khỏi gót chân
Thao tác này là khó nhất vì phải dùng nhiều lực. Áp lực tại vùng cổ chân là lớn nhất nên sợi vớ đan chặt, khó kéo. Tuy nhiên bạn sẽ thành thạo sau một vài lần mang vớ y khoa. Bạn lưu ý, ngón tay cái và ngón trỏ cho lực nắm kéo tốt nhất.

  • Kéo lớp vớ bên ngoài mạnh qua gót   
  • Tập trung lực hướng xuống dưới phía gót để kéo vớ qua gót   
  • Khi một phần vớ qua được gót, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn

Bước 4: (Bước hoàn tất): Kéo vớ lên từ từ

  • Sau khi qua cổ chân, càng lên phía trên vớ càng dễ kéo hơn    
  • Dùng ngón cái luồn bên trong vớ từ từ đưa vớ lên từng lớp, từng lớp    
  • Quá trình mang nếu vớ bị đùn, xếp lớp, bạn có thể cuộn trở xuống và từ từ kéo lên lại

⇒ Kết quả mang vớ đúng là gót vớ ngay đúng vị trí gót chân, thân vớ không đùn, không xoắn, ngón chân vươn ra thoải mái.
►Chi tiết: https://shopykhoa.com/cach-mang-vo-y-khoa.htm



4. Cách giặt và bảo quản vớ y khoa?

Có 2 cách giặt vớ:

Giặt bằng máy: Trước tiên nên bỏ vớ vào túi giặt, sau đó chọn chế độ giặt nhẹ 

Giặt bằng tay: 

  • Nên dùng các loại giặt nhẹ như dầu gội, dầu xả. Không sử dụng nước tẩy để giặt
  • Nên dùng tay ép nhẹ vớ để loại bỏ một phần nước trong vớ để vớ mau khô.

Lưu ý: 

Không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ làm giảm độ bền đàn hồi của sợi trong vớ.

Khuyến khích phơi trước quạt

Khi sử dụng vớ cần chú ý những điều sau để vớ bền hơn: 

  • Không dùng tay kéo mạnh vớ tại vị trí các đường may, đường nối.
  • Tránh để vớ tiếp xúc các vật nhọn, nền nhà, móng tay, vết chai gót chân, kẹp móc phơi quần áo … làm xước, rách vớ.

►Chi tiết: https://shopykhoa.com/cach-giat-va-bao-quan-vo-y-khoa.htm



5. Trong vớ y khoa có thuốc không ?
Vớ y khoa hoàn toàn không có thuốc bên trong. Sản phẩm được sản xuất từ một qui trình đặc biệt với công nghệ dệt kim hiện đại, kết quả là vớ có áp lực mạnh từ cổ chân và giảm dần lên trên đùi, nhờ vậy tạo được lực ép phù hợp làm khép van tĩnh mạch, giúp máu lưu thông tốt ở chân
►Chi tiết: https://shopykhoa.com/trong-vo-y-khoa-co-thuoc-khong.htm



6. Mang vớ trong bao lâu thì nên thay mới ?
Tùy vào cách sử dụng và cách chăm sóc đôi chân hằng ngày của mỗi người mà tuổi thọ của vớ có thể tăng lên. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn nên thay vớ từ 4 - 6 tháng, khi áp lực của vớ không còn đảm bảo, đó là thời điểm cần phải được thay thế.
►Chi tiết: https://shopykhoa.com/mang-vo-trong-bao-lau-thi-nen-thay-moi.htm



7. Nếu lỡ mua mà mang không vừa thì có đổi trả được không ?

Để đảm bảo yếu tố an toàn, 100% vớ y khoa giao đến khách hàng là mới hoàn toàn. Vì vậy, vớ y khoa Jobst không có bảo hành đổi trả. Trước khi mua hàng, khách cần lưu ý là chọn đúng kích thước đã được đo. Vì vớ áp lực khi mang vào lúc đầu sẽ có cảm giác chật và bó sát chân nên nhiều người cho rằng vớ sai kích thước, điều này là không đúng. Như vậy, khi đổi size sẽ không đúng và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vớ chỉ được bảo hành đổi trả khi khách vừa nhận được sản phẩm mà bị lỗi của nhà sản xuất như vớ bị rách, xước, lủng vớ. 

Để quen dần với áp lực vớ, ngày đầu tiên nên mang vớ 2 tiếng để làm quen và tăng dần thêm 1 tiếng mỗi ngày trong những ngày sau.
►Chi tiết: https://shopykhoa.com/neu-lo-mua-ma-mang-khong-vua-thi-co-doi-tra-duoc-khong.htm



8. Nếu bị bệnh tim mạch / cao huyết áp / thiếu máu / tiểu đường có mang vớ được không?

  • Theo công bố của nhà sản xuất thì các chống chỉ định (contraindications) của sản phẩm bao gồm: thiếu máu động mạch, viêm nhiễm tĩnh mạch chưa điều trị, suy tim sung huyết chưa kiểm soát. 

  • Cao huyết áp không phải là chống chỉ định của vớ y khoa nên có thể sử dung được. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp (tăng huyết áp thai kì) thì không nên sử dụng vớ y khoa.

  • Tiểu đường cũng không phải là chống chỉ định của việc mang vớ, nhưng tiểu đường lâu năm và có bệnh động mạch tiến triển đi kèm thì không nên sử dụng vớ y khoa

►Chi tiết: https://shopykhoa.com/neu-bi-benh-tim-mach-cao-huyet-ap-thieu-mau-tieu-duong-co-mang-vo-duoc-khong.htm



9. Vừa bị giãn tĩnh mạch và bị khớp gối thì nên mang loại nào ?

Vớ y khoa dùng để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối thường có tình trạng hạn chế đi lại do đau khớp, nên khi ngồi/đứng lâu sẽ làm nặng thêm bệnh lý suy tĩnh mạch. Do đó, nếu bạn vừa bị thoái hoá khớp gối vừa bị suy tĩnh mạch thì mang vớ y khoa sẽ làm giảm tình trạng nặng, mỏi chân, đau chân .Trường hợp bạn bị đau khớp gối nhiều hoặc sau phẫu thuật khớp gối thì bạn nên dùng thêm sản phẩm băng, đai chuyên dụng dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. 

Có thể mang bó gối bên ngoài, mang vớ y khoa bên trong.
►Chi tiết: https://shopykhoa.com/vua-bi-gian-tinh-mach-va-bi-khop-goi-thi-nen-mang-loai-nao.htm



10. Khi bị suy tĩnh mạch có nên tập Yoga không?

  • Bộ môn YOGA cũng tốt cho người suy tĩnh mạch. Tuy nhiên, khi tập cần hạn chế các động tác ngồi gập chân, gập gối ngồi thiền liên tục trong thời gian dài nhé, vì nó có thể làm triệu chứng khó chịu của chân nặng nề hơn!
  • Tốt nhất cho bệnh suy tĩnh mạch là bộ môn bơi lội, giúp máu dễ dàng lưu thông về tim.
  • Kế đến là đi bộ, đạp xe đạp hay các động tác gập duỗi cổ chân hỗ trợ rất tốt trong việc đẩy máu trở về tim, có lợi cho bệnh nhân suy tĩnh mạch.

►Chi tiết: https://shopykhoa.com/khi-bi-suy-tinh-mach-co-nen-tap-yoga-khong.htm