THOÁI HÓA KHỚP GỐI: NỖI SỢ HÃI CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 340 Lượt xem

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thương gặp của người cao tuổi, là căn bệnh để lại nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trong như tàn phế. Bài viết hôm nay sẽ giúp mọi người hiểu rõ về căn bệnh này và những nguyên nhân gây ra bệnh.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các biểu hiện của thoái hóa khớp như thay đổi hình thái, sinh hóa, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới (chiếm 80% trên tổng ca mắc bệnh).
thoai hoa khop goi  noi so hai cua nguoi cao tuoi

2. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối

Dựa vào nguyên nhân, thoái hóa khớp gối được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Từ 2 loại nguyên nhân này chúng ta cũng có thể biết được đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Đây là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp gối. Do một số yếu tố sau:

  • Do tuổi tác: bệnh thường xuất hiện muộn ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, gần 80% người trên 75 tuổi). Bệnh phát triển chậm ở một hoặc nhiều khớp xương. Khi tuổi cao các sụn khớp gối bị bào mòn, khả năng chịu đàn hồi và chịu lực kém.

  • Do nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể (mãn kinh, đái tháo đường): khi nội tiết cơ thể thay đổi làm giảm đi lượng nội tiết tố (nữ) trong cơ thể gây ra các bệnh lý về xương khớp.

  • Do di truyền: những người mà có người trong gia đình quan hệ cận huyết như bố mẹ đẻ, anh chị em ruột đã bị thoái hóa khớp gối thì họ cũng có nguy cơ cao mắc.

Thoái hóa khớp gối thứ phát

Thoái hóa khớp gối thứ phát thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra gồm:

  • Giới tính và hormone: bệnh hay gặp ở nữ giới, có thể liên quan đến hormon estrogen

  • Chủng tộc: trong một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ THK gối ở nữ giới là người Mỹ gốc Phi cao hơn chủng tộc khác (nhưng không đúng với nam giới)

  • Do các chấn thương: các chấn thương ở khớp gối ảnh hưởng đến dây chằng, gân, túi hoạt dịch quanh khớp gối khiến trục khớp thay đổi. Một số chấn thương phổ biến như: rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, gãy xương khớp, can lệch...

  • Béo phì hay sự tăng cân quá nhanh: Điều này sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.

  • Dinh dưỡng: thiếu vitamin D cũng góp phần nguy cơ thoái hóa khớp gối

  • Do bẩm sinh: một số trường hợp người bị thoái hóa khớp gối thứ phát bẩm sinh như khớp gối quay ra ngoài, khớp gối quay vào trong, khớp gối quá duỗi...

  • Do tổn thương viêm khác tại khớp gối như viêm khớp thấp (bệnh tự miễn, ảnh hưởng tất cả các khớp cơ thể, trong đó có khớp gối), viêm cột sống dính khớp, viêm mủ, bệnh gout, chảy máu trong khớp...​​​​​​​
thoai hoa khop goi  noi so hai cua nguoi cao tuoi
​​​​​​​Nguồn: vimec. com 

Bài viết khác