PHÌNH ĐĨA ĐỆM CÓ THỂ DẪN TỚI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 391 Lượt xem

Phình đĩa đệm thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không có chẩn đoán đúng và điều trị sớm, lâu ngày người bệnh mang vác nặng, gặp chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình lão hóa sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Phình đĩa đệm thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không có chẩn đoán đúng và điều trị sớm, lâu ngày người bệnh mang vác nặng, gặp chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình lão hóa sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Khi đó, nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu, thoát ra ngoài, làm rách bao xơ, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và dây thần kinh, gây nên những cơn đau nhức dai dẳng. Nhiều trường hợp giảm khả năng vận động rõ rệt, thậm chí rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác và phản xạ gân cơ, tê liệt tứ chi nếu khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh tủy sống ở mức độ nặng.

Phồng đĩa đệm dẫn tới thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Phồng đĩa đệm là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm

Điều trị phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Có thể điều trị phồng đĩa đệm bằng y học cổ truyền hoặc điều trị theo tây y. Tùy vào mức độ bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị:

  • Bác sĩ có thể kết hợp các thuốc Đông y hay thực hiện các bài vật lý trị liệu, xung điện, điện châm, chiếu tia hồng ngoại... để điều trị tình trạng phồng đĩa đệm của bệnh nhân.
  • Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), các vitamin nhóm B dùng đường uống hoặc đường tiêm. Có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi theo chỉ định. Thực tế, tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn cách điều trị cụ thể: nếu thiếu vitamin thì bổ sung vitamin; nếu phình đĩa đệm nặng dẫn tới thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh nặng, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật...

Cách phòng ngừa phình đĩa đệm ngay từ sớm

Phòng ngừa bệnh phình đĩa đệm bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt hợp lý, cụ thể:

  • Sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Duy trì cân nặng bình thường, tránh tăng cân đột ngột.
  • Thường xuyên tập thể dục để cột sống vững chắc, linh hoạt. Các môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp và đĩa đệm là bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, yoga...
  • Khi khiêng vác vật nặng, nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
  • Không nên ngồi quá lâu, thỉnh thoảng phải đứng dậy đi lại và tập các bài tập nhẹ nhàng.
  • Nên dùng ghế tựa thấp để kê chân khi đứng quá lâu, cứ 5 - 10 phút thay đổi chân đặt lên ghế một lần.

Khi phát hiện cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
Theo: Vimec

Bài viết khác