NGUYÊN NHÂN CONG VẸO CỘT SỐNG Ở NGƯỜI LỚN

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 663 Lượt xem

Khác biệt với trẻ em, cong vẹo cột sống ở người lớn được xem là một bệnh lý, phân thành hai nhóm khác nhau là Vẹo cột sống vô căn và Vẹo cột sống do thoái hóa.

1. Vẹo cột sống ở người lớn do nguyên nhân vô căn

Vẹo cột sống vô căn ở người lớn về bản chất là sự tiếp tục của chứng vẹo cột sống từ thanh thiếu niên. Thậm chí đôi khi độ cong cột sống đã thay đổi bắt đầu trong những năm thiếu niên và có thể tiến triển nặng dần trong cuộc sống trưởng thành mà không rõ lý do.

1.1. Đặc điểm

Vẹo cột sống vô căn xảy ra ở cột sống ngực (trên) và thắt lưng (dưới) với ngoại hình cơ bản giống như vẹo cột sống ở thanh thiếu niên. Đó là hai vai không đối xứng, có bướu trên xương sống ở những đoạn bị cong. Đường cong có thể trở nên xấu đi khi bệnh nhân lớn tuổi do thoái hóa đĩa đệm hay do mất cân bằng tư thế. Ngoài ra, viêm khớp cũng thường ảnh hưởng đến các khớp của cột sống và dẫn đến sự hình thành các gai xương, khiến người bệnh đau nhức và càng cong cột sống hơn nhằm chống đỡ với các cơn đau này.

Vẹo cột sống
Đặc điểm cẹo cột sống ở người lớn

1.2. Triệu chứng

Người lớn bị vẹo cột sống vô căn có nhiều triệu chứng hơn thanh thiếu niên vì nguyên nhân do thoái hóa đĩa đệm gây thoát vị làm chèn ép các rễ thần kinh. Một số bệnh nhân có khuynh hướng cúi về phía trước để cố gắng mở rộng không gian cho các lỗ sống. Chính vì tư thế này sẽ làm mất đi đường cong tự nhiên; đồng thời, người bệnh cũng phải điều chỉnh cân bằng lại bằng cách uốn cong vùng hông và đầu gối để cố gắng duy trì tư thế thẳng đứng.

Theo đó, bệnh nhân tuổi trưởng thành bị vẹo cột sống có nhiều biểu hiện khác nhau và có thể dẫn đến mất dần chức năng vận động của cơ thể:

  • Đau thắt lưng và cứng khớp là hai triệu chứng phổ biến nhất;
  • Tê, chuột rút và đau nhức lan xuống chân do dây thần kinh bị chèn ép;
  • Căng cơ ở lưng và chân.

1.3. Chẩn đoán

Vẹo cột sống được xác định bằng X-quang đứng của toàn bộ cột sống nhìn từ phía sau và từ bên cạnh. Kết quả này sẽ giúp bác sĩ đo đạc độ cong bất thường của cột sống.

Phương tiện hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) cột sống hiếm khi được sử dụng cho những bệnh nhân chỉ có ít triệu chứng. Tuy nhiên, MRI sẽ được chỉ định nếu bạn có các cơn đau lan xuống chân nhằm kiểm tra các tổn thương do chèn ép thần kinh.

X-quang đứng của toàn bộ cột sống
X-quang đứng của toàn bộ cột sống

2. Vẹo cột sống ở người lớn do thoái hóa

Vẹo cột sống ở người trưởng thành do thoái hóa còn được gọi là vẹo cột sống mới khởi phát. Loại vẹo cột sống này bắt đầu ở bệnh nhân vào tuổi trưởng thành do thoái hóa đĩa đệm, viêm khớp mặt sống và sụp lún các đốt sống.

2.1. Đặc điểm

Vẹo cột sống ở người trưởng thành do thoái hóa thường mắc phải ở cột sống thắt lưng (vùng lưng dưới).

2.2. Triệu chứng

Thoái hóa đĩa đệm và hẹp cột sống liên quan đến vẹo cột sống do thoái hóa ở người trưởng thành có thể gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Đau lưng;
  • Đau chân;
  • Tê.

2.3. Chẩn đoán

X-quang chụp từ phía trước ở tư thế đứng, phải bao gồm tất cả các phân đoạn của cột sống cũng như xương chậu và hông để đo sự thẳng hàng, độ cong và sự cân đối. Đối với hình chụp X-quang một bên, hông và đầu gối phải thẳng nhằm đánh giá chính xác độ cong của cột sống.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) là các kỹ thuật hình ảnh tiên tiến để đánh giá bệnh nhân có các triệu chứng chi dưới hoặc các dấu hiệu thần kinh khác với nghi ngờ tổn thương rễ hay dây thần kinh.

MRI cột sống

Theo: Vinmec

Bài viết khác