LOÉT BÀN CHÂN Ở BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ở bệnh đái tháo đường thì biến chứng nguy hiểm thường làm tổn thương bàn chân là rất thường gặp người mắc phải và nguy cơ cưa cụt chi. Do vậy, cần hiểu rõ để có cách phòng tránh biến chứng nguy hiểm này
Bệnh lý ở bàn chân có thể gặp ở bất kỳ người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nào. Theo thống kê, có 5 - 7% số bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng loét bàn chân và nguy cơ cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15 - 46 lần so với người không bị bệnh. Trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có một bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân. Những bệnh lý ở bàn chân thường gặp là:
Biến dạng bàn chân: Điển hình là bàn chân Charcot. Trong bệnh lý đái tháo đường, có hai nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là tổn thương thần kinh chi phối bàn chân và suy giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm lượng máu nuôi bàn chân sẽ dẫn đến yếu mô xương, các xương ở bàn chân bị gãy và khớp cổ chân, ngón chân bị biến dạng. Tuy nhiên, người bệnh ĐTĐ khi hiện tượng gãy xương bàn chân xảy ra thì người bệnh không cảm nhận do tổn thương thần kinh cảm giác nên vẫn tiếp tục đi đứng dẫn đến tổn thương gãy thêm trầm trọng và biến dạng khớp, các góc xương gãy xô xuống lòng bàn chân tạo ra những điểm loét da. Mặc dù hiếm gặp nhưng đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của bàn chân ở người bệnh ĐTĐ.
Loét bàn chân: Tỷ lệ mắc loét bàn chân ở những người bị đái tháo đường thông thường từ 4-10%. Loét bàn chân là nguyên nhân hàng đầu, chiếm khoảng 85% tất cả thủ thuật đoạn chi được thực hiện ở bệnh nhân đái tháo đường. Loét thường xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, và thường do đi giày dép chật. Hầu hết các vết loét thường bắt đầu chỉ là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều thường không có kết quả. Vì vậy, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi phát hiện bất cứ tổn thương hoặc bất thường nào ở chân.
Chai chân: Chai chân hình thành nhiều do tăng áp lực tại gan bàn chân ở người bệnh ĐTĐ. Do chai chân cũng có thể gặp nhiều ở người bình thường khiến người bệnh chủ quan, không chú ý làm cho chúng có cơ hội tiến triển, dễ bị nứt, loét và trở thành ổ nhiễm trùng.
Ngoài ra, bệnh lý bàn chân ở người ĐTĐ còn có thể gặp là biến đổi da như bong da, khô da, nứt nẻ do dây thần kinh chỉ huy các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương hay cắt cụt chi do vết loét khó liền bị nhiễm khuẩn…
NGUYÊN NHÂN:
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý bàn chân ở người bệnh ĐTĐ, bao gồm:
Tổn thương thần kinh ngoại biên: Tổn thương này có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân đái tháo đường nào do đường huyết trong máu cao sẽ hủy hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh. Những người lớn tuổi, thời gian mắc bệnh lâu có nguy cơ cao hơn. Những người bị đái tháo đường týp 1 có thể phát hiện sau 5 năm hoặc ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được phát hiện ngay tại thời điểm mới chẩn đoán. Biến chứng này hiếm khi gây tử vong nhưng lại là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải cắt cụt chi do làm giảm khả năng cảm nhận cảm giác đau đớn, nóng, lạnh, sờ chạm của người bệnh. Điều này dẫn đến họ không biết bàn chân mình bị tổn thương nên khi giẫm phải đinh hay viên sỏi hoặc bị trầy xước bàn chân mà đi cả ngày không hề biết, chỉ khi chân sưng to lên hoặc nhiễm trùng nặng hoặc một ngày nào đó mà người bệnh chợt phát hiện ra nhưng việc điều trị lúc đó rất khó khăn.
Tổn thương mạch máu: Người bệnh ĐTĐ dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể bị giảm đi gây hạn chế khả năng điều trị khỏi nhiễm khuẩn và chữa lành các vết loét. Có khoảng 20% số bệnh nhân đái tháo đường có hẹp hoặc tắc động mạch ở chân. Tuy nhiên, tổn thương mạch máu có biểu hiện khó nhận biết như thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi...
Nhiễm khuẩn: Đường huyết cao ở người bệnh ĐTĐ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển thuận lợi hơn, gây ra hiện tượng vết thương dễ bị nhiễm khuẩn và lâu lành hơn. Bên cạnh đó, đường máu cao và tuần hoàn máu kém cũng làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn.
Các nguyên nhân khác: Đó là béo phì, mắc kèm bệnh lý rối loạn mỡ máu gây xơ vữa động mạch cấp máu cho bàn chân, đi giày, tất không phù hợp, không kiểm soát được đường huyết làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ gây biến chứng…
Nguồn: suckhoevadoisong. com
Bài viết khác
-
Bệnh Suy Tĩnh Mạch Nên Ăn Gì? Tại Sao Nên Mang Vớ Y Khoa?
- Ngày: 27-08-2019
- Lượt xem: 499
Ở bệnh đái tháo đường thì biến chứng nguy hiểm thường làm tổn thương bàn chân là rất thường gặp người mắc phải và nguy cơ cưa cụt chi. Do vậy, cần hiểu rõ để có cách phòng tránh biến chứng nguy hiểm này
Xem chi tiết -
Loãng xương có nên tập thể dục không? Nên vận động như thế nào?
- Ngày: 27-08-2019
- Lượt xem: 499
Ở bệnh đái tháo đường thì biến chứng nguy hiểm thường làm tổn thương bàn chân là rất thường gặp người mắc phải và nguy cơ cưa cụt chi. Do vậy, cần hiểu rõ để có cách phòng tránh biến chứng nguy hiểm này
Xem chi tiết -
Nghe kém, suy giảm thính lực do tiếng ồn ngày càng gia tăng, phòng ngừa thế nào?
- Ngày: 27-08-2019
- Lượt xem: 499
Ở bệnh đái tháo đường thì biến chứng nguy hiểm thường làm tổn thương bàn chân là rất thường gặp người mắc phải và nguy cơ cưa cụt chi. Do vậy, cần hiểu rõ để có cách phòng tránh biến chứng nguy hiểm này
Xem chi tiết -
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có điều trị khỏi hẳn không?
- Ngày: 27-08-2019
- Lượt xem: 499
Ở bệnh đái tháo đường thì biến chứng nguy hiểm thường làm tổn thương bàn chân là rất thường gặp người mắc phải và nguy cơ cưa cụt chi. Do vậy, cần hiểu rõ để có cách phòng tránh biến chứng nguy hiểm này
Xem chi tiết