KHÔ KHỚP GỐI Ở NGƯỜI TRẺ CÓ NGUY HIỂM?

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 645 Lượt xem

Khô khớp gối là hiện tượng khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc lượng dịch khớp tiết ra quá ít nên khi vận động thường phát ra tiếng động lạo xạo. Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp gối, thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chứng khô khớp ở người trẻ có dấu hiệu tăng nhanh, xuất hiện nhiều ở một bộ phận nhân viên văn phòng ngồi liên tục, ít vận động.

kho khop goi o nguoi tre co nguy hiem
Nguyên nhân gây khô khớp gối

Dưới góc độ chuyên môn, các bác sĩ cho rằng có 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Trong đó tổn thương sụn khớp là lý do phổ biến.

Sụn khớp bị tổn thương có những biểu hiện mỏng dần và nứt nẻ. Khi đó, trên bề mặt lớp xương bên dưới sẽ xuất hiện các gai xương, chúng cọ xát với nhau, gây ra tiếng mỗi khi vận động. Thông thường, tuổi càng cao sụn khớp càng bị tổn thương. Tuy nhiên tình trạng khô khớp ở người trẻ ngày càng tăng xuất phát từ những thói quen không khoa học.

Các tác nhân gây hại cho sụn khớp ở người trẻ:

  • Sai tư thế: Thường xuyên ngồi xổm, chéo chân, bê vác vật nặng, đi lại quá nhiều… khiến khớp gối vốn đã dễ hư tổn càng nhanh thoái hóa.
  • Thừa cân, béo phì: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể tăng 1kg đồng nghĩa với việc khớp gối phải chịu tải thêm gấp 3 lần số kg tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp.
  • Ít vận động: Gia tăng sức mạnh cơ có thể giảm 30% nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối. Nhưng nếu không vận động, cơ trở nên yếu dần và lỏng lẻo, hệ thống khớp gối (gồm có gân, dây chằng, sụn) dễ bị sai lệch và tổn thương. Trong khi đó, những người trẻ hiện nay lại có xu hướng lười vận động, xem nhẹ tầm quan trọng của việc rèn luyện thể chất, tập thể dục thể thao.
  • Mang giày cao gót: Thói quen đi giày cao gót của nhiều chị em phụ nữ ảnh hưởng xấu đến khớp gối, làm tăng nguy cơ khô khớp và thoái hóa. Bởi khi đi giày cao gót, phần sụn khớp sẽ chịu nhiều áp lực căng thẳng hơn.

Khô khớp gối ở người trẻ có nguy hiểm không?

Ngoài dấu hiệu phát ra tiếng lục cục, chứng khô khớp còn kèm theo những cơn đau nhẹ khi gối chuyển động bằng các động tác co, duỗi, gập, xoắn… đặc biệt ngồi xổm là đau. Cơn đau có thể tự hết nhưng sẽ trở lại, tái phát liên tục. Mức độ đau tăng dần khiến vùng khớp bị nóng và sưng lên.

Ở giai đoạn muộn, độ nhờn trong khớp hao hụt khiến sụn khớp trở nên mòn dần, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối. Khi di chuyển, người bệnh nghe tiếng lộp khộp, có cảm giác như xương vỡ vụn bên trong khớp.

Nếu không điều trị, khớp sẽ hư nặng, làm biến dạng trục cổ xương khiến dáng đi đứng không thẳng, vẹo ngoài hoặc vẹo trong, dễ té ngã.

Các biến chứng phức tạp khác: vận động khó khăn, chân luôn có cảm giác mệt mỏi, đôi khi còn mất cảm giác, teo cơ quanh khớp, liệt khớp gối.

Ngoài ra theo bác sĩ Hoisang Gong (phòng khám ACC) chia sẻ “Khô khớp gối ở mức độ nặng ảnh hưởng đến dáng đi, gây mất cân bằng cột sống có thể gây tổn hại đến các dây thần kinh, đáng kể đến là dây thần kinh tọa. Do đó khô khớp gối sau một thời gian, bệnh nhân thường nhức mỏi toàn thân hay đau vùng thắt lưng, cơn đau chạy dọc xuống đến gót chân”.

Cách nhận biết chứng khô khớp và thoái hóa khớp gối: Ngồi trên ghế, lòng bàn tay đặt lên đầu gối, sau đó giơ chân lên xuống nhiều lần. Nếu bàn tay cảm nhận được lục cục bên dưới, tức bạn đang có dấu hiệu khô khớp và thoái hóa gối.

Những lưu ý trong điều trị khô khớp gối

Cẩn trọng khi tiêm chất nhờn vào khớp gối: Một số người nghĩ rằng cứ bị khô khớp gối thì nên bổ sung chất nhờn và họ đã chọn chọn cách tiêm bổ sung chất nhờn Acid Hyaluronic vào khớp. Acid Hyaluronic chỉ lưu trong dịch khớp khoảng 1 tuần, phát huy tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, giảm xóc, làm khớp vận động trơn tru nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian rất ngắn. Điều đáng nói là phương pháp này bắt buộc phải có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp. Việc lạm dụng hoặc tiêm chất nhờn không tuân thủ điều kiện vô khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng, teo cơ, dính khớp, thậm chí liệt toàn thân.

Dùng thuốc giảm đau bừa bãi: Các loại thuốc giảm đau chống viêm được sử dụng tùy ý trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, chức năng của gan, thận và hệ tim mạch, tăng nguy cơ gây loãng xương.

Cẩn trọng với bài thuốc dân gian hoặc thuốc Đông y không rõ nguồn gốc: Trên thị trường có hàng trăm sản phẩm chữa khô khớp gối, thoái hóa khớp. Trong đó có nhiều loại được giới thiệu là chế phẩm từ thảo dược, bài thuốc gia truyền nhưng nguyên liệu, thành phần chưa được kiểm chứng, thiếu chứng cứ khoa học hay nghiên cứu lâm sàng. Nếu dùng chúng lâu dài sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Vật lý trị liệu điều trị hiệu quả bệnh khô khớp gối: Vật lý trị liệu giúp giảm đau và phù nề, đồng thời  tăng tầm vận động khớp gối, phục hồi các chức năng sinh hoạt hàng ngày. Một số thiết bị hiện đại như trị liệu laser cấp IV hoặc sóng xung kích Shockwave phát huy tốt tác dụng kích thích sụn, thúc đẩy sản xuất collagen ở các mô nằm sâu, hỗ trợ khôi phục sụn khớp an toàn và hiệu quả.

Theo: Phòng khám ACC

Bài viết khác