Giãn tĩnh mạch chân: 10 lời đồn cần được làm sáng tỏ

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 192 Lượt xem

Suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là giãn tĩnh mạch chân, thường thấy ở người lớn tuổi. Song bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì cũng bị. Xung quanh chứng bệnh này là nhiều thông tin cũng như mối hoài nghi chưa có lời giải đáp chính xác. Hãy cùng tìm hiểu 10 lời đồn phổ biến nhất về suy giãn tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chân.

Nếu bệnh giãn tĩnh mạch mà biết nói năng, thì hẳn là nó sẽ phân giải một loạt lời đồn sau:

1. Giãn tĩnh mạch chân, hay suy giãn tĩnh mạch nói chung chỉ là vấn đề về mặt thẩm mỹ

Nhiều người, thậm chí cả một số bác sĩ đều cho rằng giãn tĩnh mạch chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Trong trường hợp nhất định nào đó thì điều này có thể đúng, nhưng nó hoàn toàn có khả năng trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn.
gian tinh mach chan  10 loi don can duoc lam sang to

Một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân dù sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau âm ỉ, đau nặng nề hoặc đau nhói
  • Chuột rút
  • Sưng chân

Các triệu chứng khác là khô và ngứa vùng da quanh tĩnh mạch bị giãn. Những người bị giãn tĩnh mạch cũng có nguy cơ cao mắc một loại cục máu đông nguy hiểm, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.

Những dấu hiệu và triệu chứng giãn tĩnh mạch không phổ biến khác (biểu hiện ở mức thấp hơn 10% số bệnh nhân) bao gồm xuất huyết, đổi màu da, da dày sần và hình thành vết loét. Điều không may là những tổn thương da nêu trên thường sẽ là vĩnh viễn, không thể phục hồi nguyên trạng.

Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch và gặp các triệu chứng như mô tả, hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ trước khi xảy ra những tổn thương trên da.

2. Suy giãn tĩnh mạch là dấu hiệu lão hóa không thể tránh khỏi

Chắc chắn là lão hóa khiến tình trạng giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng, mặc dù không phải ai cũng bị tình trạng này. Giãn tĩnh mạch là một quá trình thoái hóa, không thể vãn hồi và sẽ lộ rõ dấu hiệu, nặng nề hơn khi chúng ta già đi. Mặc dù vậy, người trẻ tuổi cũng có khả năng bị giãn tĩnh mạch, kể cả các thiếu niên ở độ tuổi dậy thì.

Di truyền được xem như một trong những yếu tố chủ yếu gây ra giãn tĩnh mạch.

Sự thay đổi nồng độ hormone cũng là một yếu tố nguy cơ gây giãn tĩnh mạch. Ở một số phụ nữ, có phát triển tình trạng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.

Bạn có thể tham khảo thêm: Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch?

3. Suy giãn tĩnh mạch là vấn đề nghiêm trọng của chị em phụ nữ

Việc có nhiều chị em phụ nữ bị giãn tĩnh mạch chân không có nghĩa là các anh em không bị chứng này. Thậm chí, các anh vẫn có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch ở những vị trí khác nữa. So với 25% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch (với biểu hiện bệnh quan sát được bằng mắt thường) thì con số 10-15% nam giới bị giãn tĩnh mạch cũng không phải quá nhỏ.

4. Chạy bộ khiến bạn bị giãn tĩnh mạch chân

gian tinh mach chan  10 loi don can duoc lam sang to

Tuy có nhiều tranh cãi về việc tập thể dục có ảnh hưởng tốt hay không tốt đối với bệnh giãn tĩnh mạch, nhưng nhìn chung thì tập thể dục (bao gồm chạy bộ) sẽ có lợi. Nguyên nhân là hoạt động này cải thiện lưu thông máu đến các cơ bắp và máu từ các cơ bắp quay trở lại tim. Sau khi tập chạy hoặc vận động thể dục thể thao, bạn hãy thả lỏng, sau đó nâng chân lên cao để máu dễ dàng chảy về tim hơn. Ngoài việc chọn loại giày thể thao cũng như trang phục thoải mái cho việc tập luyện, người bệnh được khuyên nên dùng vớ giãn tĩnh mạch, tập luyện vừa sức và hít thở đều đặn (nín thở khi tập luyện không tốt cho sức khỏe, sẽ làm tăng áp lực máu).

5. Giãn tĩnh mạch chân có thể thấy được bằng mắt thường

Chứng giãn tĩnh mạch đúng là có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng đó là khi các tĩnh mạch bị giãn nằm tương đối gần bề mặt da, và tình trạng giãn tĩnh mạch đã tiến triển đến mức độ nhất định. Có những tĩnh mạch bị giãn xuất hiện ở vị trí sâu hơn trong cơ thể, nơi chúng ta khó lòng quan sát. Ở những người có nhiều mô mỡ nằm giữa cơ và da, đôi khi không thể nhìn thấy các tĩnh mạch giãn. Phần tĩnh mạch bị giãn chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, và chúng ta không thể đoán chính xác những gì diễn ra bên dưới da nếu chỉ đơn thuần nhìn từ bên ngoài.

6. Những công việc đòi hỏi chúng ta đứng lâu một chỗ sẽ làm giãn tĩnh mạch chân

Nhiều người cho rằng khi làm các công việc đòi hỏi phải đứng lâu, chẳng hạn như giáo viên hoặc tiếp viên hàng không, thì sẽ dễ bị giãn tĩnh mạch. Thực ra, người ta vẫn chưa xác định được liệu đứng/ngồi lâu có phải là nguyên nhân gây bệnh hay không. Song đúng là khi đứng/ngồi lâu thì chúng ta dễ chú ý đến các triệu chứng giãn tĩnh mạch và cảm thấy chúng rõ ràng hơn.

7. Thay đổi lối sống chẳng giúp ích gì

gian tinh mach chan  10 loi don can duoc lam sang to

Lối sống thực sự có ảnh hưởng đến sức khỏe, không loại trừ chứng giãn tĩnh mạch. Béo phì khiến giãn tĩnh mạch trầm trọng hơn và việc giảm cân khoa học, hợp lý giúp giảm triệu chứng. Mang vớ giãn tĩnh mạch (còn gọi là vớ y khoa giãn tĩnh mạch), tập các bài tập tốt cho bắp chân, thường xuyên nâng cao chân giúp ngăn ngừa, cải thiện chứng giãn tĩnh mạch.

Có ý kiến cho rằng nên cẩn trọng với một số động tác khi tập luyện, chẳng hạn như động tác ngồi bó chân lâu trong yoga dường như không phù hợp với người bị giãn tĩnh mạch. Người bị giãn tĩnh mạch chân cần hạn chế thực hiện các tư thế như vậy và thay thế bằng các bài tập khác phù hợp hơn.

8. Phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch là cách điều trị duy nhất

Ngày xưa, để điều trị giãn tĩnh mạch, không còn cách nào khác ngoài việc thực hiện phẫu thuật tước bỏ tĩnh mạch bị giãn. Hiện nay, dù đây vẫn là hình thức phẫu thuật phổ biến nhưng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu không để lại sẹo dần được ưa chuộng hơn.

Mặc dù bệnh nhân có thể bị mất đi một số tĩnh mạch trong quá tình điều trị nhưng thực ra, trong cơ thể còn nhiều tĩnh mạch khác. Phần lớn lưu lượng máu chảy qua các tĩnh mạch ở chân không nằm gần bề mặt da mà ở trong các tĩnh mạch sâu bên trong cơ bắp. Những mạch máu ẩn sâu đó dễ dàng thực hiện được chức năng thay thế cho các tĩnh mạch bị loại bỏ gần bề mặt da.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp endothermal ablation

Đây là phương pháp dùng một kim truyền nhiệt để tĩnh mạch đóng lại và không hoạt động nữa. Quy tình này tuy không để lại sẹo nhưng sẽ gây đau đớn và có khả năng bệnh nhân cần đến thuốc giảm đau trước khi tiến hành. Bệnh nhân cần tiêm một loạt mũi gây tê, nếu không sẽ không thể chịu được sức nóng. Khi áp dụng phương pháp endothermal ablation, bệnh nhân cần xếp lịch trống một ngày để hồi phục, và cần tránh tập luyện thể dục trong vài ngày.

Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Sclerosing agents (các chất thuốc gây xơ hóa): đóng tĩnh mạch bằng cách gây kích ứng
  • Adhesives (các chất kết dính): niêm kín tĩnh mạch mà không cần gây tê cục bộ

Ngoài ra, bác sĩ da liễu có thể điều trị giãn tĩnh mạch nhẹ bằng các phương pháp không xâm lấn, chẳng hạn như điều trị bằng laser và chích xơ tĩnh mạch (sclerotherapy). Đối với các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

9. Cần nhiều thời gian để hồi phục sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch

Các phương pháp điều trị mới về sau này có thời gian phục hồi nhanh hơn. Bệnh nhân có thể trở lại với các hoạt động sinh hoạt, làm việc bình thường ngay trong ngày.

10. Giãn tĩnh mạch chân có thể chữa khỏi hoàn toàn

Không riêng gì giãn tĩnh mạch chân mà giãn tĩnh mạch nói chung, dù ở vị trí nào đi nữa cũng khó lòng vãn hồi nguyên trạng để da và các mạch máu khỏe mạnh như lúc ban đầu. Các phương pháp điều trị sẽ mang lại hiệu quả nhất định, nhưng chúng không thể chữa được bệnh. Tình trạng giãn tĩnh mạch có khả năng tái phát sau khi điều trị. Ví von một cách hài hước thì tiến hành điều trị cũng giống như làm cỏ trong vườn, chỉ là giải quyết phần ngọn chứ khó lòng diệt cỏ tận gốc.

Theo: Sức Khỏe và Đời Sống

Bài viết khác