Giãn dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to. Nếu bị giãn dây chằng tại vị trí khớp như khớp đầu gối, khớp háng hay cổ tay, khớp sẽ trở nên lỏng lẻo, vận động cũng bị hạn chế.
1. Giãn dây chằng là gì?
Dây chằng là một dải tổng hợp các mô sợi collagen, cứng và dai, liên kết chặt chẽ với nhau và có tính đàn hồi cao. Dây chằng có nhiệm vụ kết nối các khớp xương, cố định và bảo vệ đầu khớp. Trên cơ thể con người có hàng trăm dây chằng phân bổ ở các vùng khớp vai, cổ, lưng, đầu gối, khớp háng, cổ tay… Tuy khác nhau về hình thù và kích thước nhưng các dây chằng đều rất dễ bị tổn thương nếu gặp tác động mạnh, điển hình là giãn dây chằng.
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to. Nếu bị giãn dây chằng tại vị trí khớp như khớp đầu gối, khớp háng hay cổ tay, khớp sẽ trở nên lỏng lẻo, vận động cũng bị hạn chế.
2. Các nguyên nhân phổ biến gây giãn dây chằng
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến dây chằng bị giãn:
Chấn thương thể thao: Ở các môn như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, tennis, trượt ván, điền kinh, cử tạ… người chơi hoặc vận động viên có các động tác xoay, vặn tay, chân hay thân người đột ngột, nhảy cao rồi xuống tiếp đất trong tư thế sai hoặc bằng chân không thuận, dùng tay chống đỡ khi trượt té… dễ gây giãn dây chằng.
Các tai nạn phổ biến: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trong sinh hoạt, dẫn tới các trường hợp té ngã, va đập mạnh gây căng cơ và làm giãn dây chằng.
Lao động quá sức: Nếu phải thường xuyên khuân vác hoặc bưng bê đồ vật nặng sẽ làm hệ thống dây chằng bị kéo căng liên tục, dễ dẫn đến tình trạng giãn dây chằng.
Ngoài ra, giãn dây chằng còn xuất phát từ các yếu tố rủi ro sau đây:
Tuổi tác: Theo thời gian, thành phần Collagen trong dây chằng bị suy giảm về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, dây chằng ở người trung niên hoặc người già rất dễ bị kéo giãn quá mức và tổn thương.
Một số bệnh lý khác: Khi mắc các bệnh liên quan xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm hoặc thoái hóa khớp… làm tăng nguy cơ giãn dây chằng. Người bệnh nên điều trị dứt điểm các căn bệnh này nhằm hạn chế tổn thương dây chằng.
3. Các vị trí giãn dây chằng và dấu hiệu
3.1. Giãn dây chằng đầu gối
Cấu trúc khớp gối gồm có: xương lồi cầu đùi, mâm chày, xương bánh chè, lớp sụn bao bọc đầu xương, hệ thống gân, cơ và hệ thống dây chằng (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài).
Vì khớp gối đảm nhận nhiều vai trò vận động như ngồi, đi, đứng, chạy nhảy, xoay người… và chịu sức nặng của cả thân trên nên dễ bị tổn thương.
Trong đó giãn dây chằng khớp gối, chủ yếu là dây chằng chéo trước (ACL) là tổn thương mà các vận động viên thể thao thường gặp nhất khi chuyển động nhanh, gối xoắn bất thường hoặc thay đổi hướng đột ngột.
Các cấp độ giãn dây chằng
Cấp độ 1: Vị trí bị tổn thương sưng và đau, nhưng khớp vẫn ổn định.
Cấp độ 2: Tại vị trí bị tổn thương xuất hiện vết bầm. Đồng thời khớp trở nên lỏng lẻo, mất vững là dấu hiệu giãn dây chằng phổ biến nhất.
Cấp độ 3: Người bệnh không thể di chuyển, khó khăn khi vận động bởi khớp gối không còn ổn định.
Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối
- Đau dữ dội ngay sau khi chấn thương.
- Trong vòng 12 giờ đầu, khớp gối có dấu hiệu sưng to, đi khập khiễng với chân đau.
- Sau 2 – 3 tuần, tuy không còn đau nhức nhưng người bệnh gặp phải tình trạng lỏng gối, teo cơ tứ đầu đùi (cơ nằm phía trước đùi), cứng khớp gối.
- Gặp khó khăn khi vận động: Dễ vấp ngã khi đi nhanh hoặc chạy nhanh. Khi đi trên dốc hoặc cầu thang, có cảm giác khó điều khiển chân như mong muốn. Khi chơi thể thao, lực chân không còn mạnh và chính xác như trước.
3.2. Giãn dây chằng ở lưng
Dây chằng ở lưng thường xảy ra khi vận động quá sức hoặc sai tư thế. Ngoài ra, ở một số phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao bị giãn dây chằng ở lưng.
Khác với những vị trí khác trên cơ thể, giãn dây chằng ở lưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động, thậm chí có thể gây liệt. Người bệnh rất đau, cơn đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống. Đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh, những cơn đau nhức, tê buốt càng tăng lên.
Các hoạt động bình thường như đi, đứng, cúi gập, xoay người, mang vác đồ vật trở nên khó khăn với người bệnh. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức toàn thân, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Khi gặp trường hợp này, bạn cần thăm khám ngay để tìm ra cách chữa giãn dây chằng lưng an toàn và hiệu quả nhất.
3.3. Giãn dây chằng cổ tay
Cổ tay là vùng có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều xương nhỏ và dây chằng. Các động tác vặn và xoay bàn tay, chống đỡ khi trượt té có thể dẫn đến giãn dây chằng cổ tay. Các dấu hiệu giãn dây chằng là cảm thấy đau nhức kèm sưng tấy, bầm tím ở vùng cổ tay.
3.4. Giãn dây chằng bả vai
Khi dây chằng nối giữa hai xương của khớp vai bị kéo căng và giãn quá mức sẽ dẫn đến cơn đau liên tục, gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Giãn dây chằng bả vai thường gặp ở vận động viên, người làm công việc đòi hỏi vai phải lặp lại một đông tác liên tục hay mang vác vật nặng quá sức khiến khớp vai bị quá tải.
4. Các biến chứng do giãn dây chằng cần đặc biệt lưu ý
Nếu không nhận biết và điều trị giãn dây chằng ngay từ sớm có thể dẫn đến các biến chứng: dây chằng bị đứt hoàn toàn, gây tổn thương sụn khớp, thoái hóa khớp, nguy cơ gặp chấn thương hoặc tái chấn thương cao. Cụ thể:
- Đối với giãn dây chằng khớp gối, theo thời gian sẽ dẫn đến biến dạng hoặc rách sụn chêm (sụn gắn chặt vào mâm chày), thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn, cơn đau tái phát thường xuyên.
- Giãn dây chằng ở lưng lâu ngày sẽ khiến lưng mất đi đường cong sinh lý do cột sống bị lệch, không chỉ gây đau mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.
- Giãn dây chằng cổ tay kéo dài có thể khiến khớp cổ tay lỏng lẻo, vận động khó khăn.
- Khi dây chằng ở bả vai không được hồi phục nhanh, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp ổ chảo.
5. Cách xử trí khi bị tổn thương dây chằng
- Ngay sau khi chấn thương, người bệnh cần được cố định khớp bằng nẹp. Thời gian nẹp có thể 3 – 4 tuần tùy theo mức độ tổn thương cụ thể. Nếu bị giãn dây chằng ở gối, bệnh nhân có thể sử dụng nạng để đi lại nhằm giảm áp lực lên khớp gối.
- Nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhất có thể.
- Không nên dùng các loại cao chườm nóng, vì có thể khiến vùng tổn thương sưng hoặc phù nề. Cách tốt nhất là chườm lạnh, chườm đá trong vòng 48 giờ đầu để làm dịu vết thương, giảm đau, giúp người bệnh cử động tốt hơn.
- Tuyệt đối không nên tự điều trị giãn dây chằng bằng các phương pháp dân gian truyền miệng chưa kiểm chứng như đắp lá, dán cao. Hãy đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác.
Bài viết khác
-
Dây Chằng Khớp Gối: Chức Năng, Chấn Thương Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
- Ngày: 12-04-2022
- Lượt xem: 262
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to. Nếu bị giãn dây chằng tại vị trí khớp như khớp đầu gối, khớp háng hay cổ tay, khớp sẽ trở nên lỏng lẻo, vận động cũng bị hạn chế.
Xem chi tiết -
Làm Gì Khi Dị Ứng Băng Silicone Của Vớ Y Khoa?
- Ngày: 12-04-2022
- Lượt xem: 262
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to. Nếu bị giãn dây chằng tại vị trí khớp như khớp đầu gối, khớp háng hay cổ tay, khớp sẽ trở nên lỏng lẻo, vận động cũng bị hạn chế.
Xem chi tiết -
Có Nên Dùng Kem Thoa Suy Tĩnh Mạch Chân?
- Ngày: 12-04-2022
- Lượt xem: 262
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to. Nếu bị giãn dây chằng tại vị trí khớp như khớp đầu gối, khớp háng hay cổ tay, khớp sẽ trở nên lỏng lẻo, vận động cũng bị hạn chế.
Xem chi tiết -
Áp Lực 20-30mmHg của Vớ Y Khoa JOBST Là Gì?
- Ngày: 12-04-2022
- Lượt xem: 262
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to. Nếu bị giãn dây chằng tại vị trí khớp như khớp đầu gối, khớp háng hay cổ tay, khớp sẽ trở nên lỏng lẻo, vận động cũng bị hạn chế.
Xem chi tiết