GIẢM HẠN CHẾ CỬ ĐỘNG KHỚP GỐI SAU MỔ

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 382 Lượt xem

Nguyên nhân gây chấn thương khớp gối thường gặp nhất là do chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Có tới 70% trường hợp chấn thương trong khi chơi thể thao là tổn thương dây chằng, và hay bị tổn thương nhất chính là dây chằng chéo trước

Khi bị đứt dây chằng chéo trước, bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, gồm có:

  • Có tiếng rắc gãy đặc trưng khi bị chấn thương.
  • Hạn chế khả năng vận động đi lại và cảm giác lỏng khớp gối, lên xuống cầu thang khớp gối bị xoay, hay bị trượt, trẹo chân.
  • Khi chạy nhanh khớp gối bị trượt ra trước.
  • Nếu để lâu thì các cơ đùi phía bên bị chấn thương sẽ teo nhỏ.

giam han che cu dong khop goi sau mo
Với các trường hợp đứt dây chằng khớp gối, muốn phục hồi dây chằng hoàn toàn thì cần phải tiến hành mổ tái tạo dây chằng khớp gối. Mặc dù ngày nay các trang thiết bị đã hiện đại hơn, phương pháp phẫu thuật nội soi khớp ưu việt và hiệu quả hơn trong điều trị chấn thương khớp gối nói chung và đứt dây chằng khớp gối nói riêng. Nhưng một ca mổ dù đơn giản hay phức tạp đều có thể có tai biến và biến chứng xảy ra. Một số biến chứng có thể gặp sau mổ khớp gối nói chung và mổ tái tạo dây chằng khớp gối nói riêng đó là:

  • Nhiễm khuẩn: ít gặp, thường chỉ gặp ở bệnh nhân sử dụng mảnh ghép là gân đồng loại.
  • Lây nhiễm virus: như virus viêm gan C, HIV có thể lây nhiễm khi sử dụng gân đồng loại để làm mảnh ghép. Tuy nhiên biến chứng này cũng hiếm gặp với tỷ lệ 1/1.000.000.
  • Chảy máu hoặc tê bì vùng da: rất hiếm gặp biến chứng chảy máu do tổn thương động mạch khoeo. Thi thoảng gặp biến chứng tê bì mặt trước ngoài cẳng chân, gần vết mổ. Tình trạng này có thể chỉ là tạm thời, cũng có khi kéo dài.
  • Huyết khối tĩnh mạch: hình thành huyết khối tĩnh mạch ở bắp chân sau mổ với tỷ lệ rất thấp, 0,12%.
  • Lỏng gối sau mổ dây chằng khớp gối: do đứt hoặc giãn mảnh ghép sau mổ, tỷ lệ gặp phải biến chứng này là 2,4-34%.
  • Hạn chế vận động gối sau mổ: có thể gặp trên 5%.
  • Mất duỗi gối: chủ yếu gặp trong trường hợp sử dụng gân bánh chè tự thân, nguyên nhân do vỡ xương bánh chè hoặc đứt gân bánh chè.
  • Tổn thương sụn phát triển dẫn đến rối loạn sự phát triển của xương: biến chứng này chỉ gặp ở bệnh nhân là trẻ em, khi sụn còn phát triển. Trường hợp này cần cân nhắc thời điểm phẫu thuật hoặc để hạn chế tối đa biến chứng này nên thay đổi kỹ thuật nếu mổ.

Sau phẩu thuật khớp gối, người bệnh thường bị hạn chế duỗi, đặc biệt nếu bị hạn chế ở mức độ lớn, thì đây được coi là một phiền toái lớn, ảnh hưởng tới chức năng gối sau phẫu thuật, làm cho hiệu quả điều trị chậm lại hoặc trở nên kém đi. Kết quả phẫu thuật có thể không như mong muốn nếu tình trạng này kéo dài.

Theo: Vinmec

Bài viết khác