ĐỪNG NHẦM LẪN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VÀ THOÁI HÓA CỘT SỐNG

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 226 Lượt xem

Thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là những bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp thường gặp, đặc trưng với những cơn đau nhức khó tả ở mỗi cử động của cơ thể. Do có nhiều điểm chung nên mọi người vẫn hay nhầm lẫn hai vấn đề này.

1. Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống dễ bị nhầm lẫn

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, đóng vai trò giảm chấn động, xóc nảy từ những vận động thường ngày, đồng thời hỗ trợ cơ thể hoạt động linh hoạt hơn. Tình trạng nhân đĩa đệm thoát ra ngoài bao xơ gọi là thoát vị, thường xảy ra khi bộ phận này bị tổn thương hoặc suy yếu.

Trong khi đó, thoái hóa là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi. Theo thời gian, cấu trúc cột sống sẽ bị tổn thương, bao gồm các tình trạng hao mòn sụn khớp, xơ hóa dây chằng, bao xơ đĩa đệm dễ rách…, từ đó gây cản trở công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.

Về cơ bản, có thể thấy thoát vị đĩa đệm là một trong những hệ quả do thoái hóa cột sống gây nên. Do đó, triệu chứng của chúng sẽ có những nét tương đồng, chẳng hạn như:

  • Đau buốt ở thắt lưng và cổ, hai vị trí dễ bị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm nhất. Tình trạng kéo dài có thể gây tê liệt vùng này.
  • Tứ chi đau nhức và tê ngứa khó chịu do dây thần kinh bị chèn ép, gây khó khăn trong việc cầm nắm, vận động hay đi lại…
  • Cơn đau ban đầu xảy ra ở vùng bị thoát vị hoặc thoái hóa, sau đó dần dần lan rộng đến các khu vực xung quanh như bả vai, cánh tay, hông, mông và bàn chân…

Đây cũng là nguyên nhân vì sao không ít người nhầm lẫn thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là một bệnh lý.

2. Làm thế nào để phân biệt thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm?

thoái hóa cột sống
Hình ảnh cột sống bình thường và cột sống bị thoái hóa

Mặc dù có mối liên hệ nguyên nhân – hệ lụy với nhau nhưng nhìn chung, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống vẫn là những vấn đề sức khỏe riêng biệt. Thêm vào đó, không phải lúc nào người bị thoái hóa cột sống cũng có đĩa đệm thoát vị hoặc ngược lại.

Vì vậy, nhằm phân biệt chính xác hai căn bệnh này, các chuyên gia sẽ chú trọng tìm kiếm các triệu chứng đặc trưng như sau, bao gồm:

Vị trí Thoát vị đĩa đệm Thoái hóa cột sống
Cổ u25cf Cơn đau nhức thường khởi phát ở một bên cổ, có thể lan đến bả vai, cánh tay và thậm chí là ngón tay.

 

u25cf Cường độ đau tăng khi người bệnh cúi, ngẩng hoặc nghiêng đầu.

u25cf Hạn chế tầm vận động của cánh tay, đặc biệt khó giơ tay lên cao hoặc vòng tay ra sau lưng.

u25cf Đôi khi cảm thấy đau ở một bên ngực, khó nuốt hoặc khó thở

u25cf Người bệnh thường cảm thấy đau cứng cổ.

 

u25cf Các cơn đau khởi phát dần dần và trở nên tệ hơn theo thời gian.

u25cf Cơn đau khó chịu nhất vào sáng sớm, sau đó đỡ hơn khi bạn tỉnh dậy và vận động. Tuy nhiên, càng về cuối ngày, cường độ đau nhức lại càng trở nặng, có thể gây gián đoạn giấc ngủ.

u25cf Trong thời gian bùng phát, triệu chứng đau cổ có thể thuyên giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi.

u25cf Tình trạng đau nhức có thể lan xuống bả vai hoặc kéo theo triệu chứng đau đầu sau gáy.

Thắt lưng u25cf Cơn đau ở thắt lưng âm ỉ hoặc đau buốt từng cơn, thường biến mất khi người bệnh nằm nghỉ, thả lỏng cơ thể.

 

u25cf Cường độ đau có xu hướng tăng lên khi bệnh nhân hoạt động mạnh, ho, hắt hơi hoặc nằm nghiêng.

u25cf Tư thế ngồi hoặc đứng nghiêng hẳn về một bên để đỡ đau. Đôi khi bệnh nhân còn phải nằm bất động trong lúc ngủ để tránh kích thích cơn đau.

u25cf Cơn đau xung quanh thắt lưng thường âm ỉ và kéo dài nhiều ngày.

 

u25cf Tình trạng đau nhức trở nên tệ hơn nếu người bệnh ngồi lâu, tập động tác vặn người hoặc khuân vác vật nặng.

u25cf Cột sống thắt lưng có xu hướng biến dạng.

 

Nguồn: Phòng khám ACC

Bài viết khác