CHẾ ĐỘ ĂN HỖ TRỢ GIẢM ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 275 Lượt xem

Vài loại rau quả giúp giảm đau khớp và tình trạng cứng khớp buổi sáng.Thói quen ăn uống hợp lý khoa học sẽ phát huy hiệu quả tối đa khi kết hợp với phương thức điều trị của bác sĩ.

1. Những điều cần nhớ

  • Thực phẩm, thực phẩm chức năng là bổ trợ cho điều trị và không thể có loại nào ăn một lần hết đau khớp cả đời

  • Cần kết hợp nhiều loại thực phẩm cho kết quả tối ưu 

2. Ăn cá giúp cải thiện viêm khớp:

  • Các loại cá giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi rất hữu ích giúp giảm đau gân và khớp. Thậm chí có thể không cần thuốc giảm đau khi ăn cá.
  • Ăn 2 lần mỗi tuần, mỗi lần 100-200mg cá.
che do an ho tro ? gia ?m dau co xuong kho ?p

3. Quả đào:

  • Giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu cho thấy chỉ số viêm CRP (C reactive protein) giảm xuống khi ăn đào.
  • Mỗi bữa ăn nên đạt tỉ lệ : các loại hạt chiếm 1/4, trái cây và rau 2/4, những thứ còn lại chiếm 1/4.

4. Cam quýt bưởi : Không có bằng chứng về tác hại của các loại trái cây này. Ngược lại, nguồn dinh dưỡng và vitamin C giúp kiến tạo sụn khớp. Tuy nhiên nên sử dụng vào buổi sáng, giúp nhanh nhẹn vui khỏe, tránh dùng vào chiều tối để tránh mất ngủ.

5. Trà xanh: Giúp hạn chế quá trình tổn thương khớp. Dù chưa có đủ chứng cứ khoa học, các thành phần trong trà xanh cho thấy làm dịu quá trình viêm và hết đau. Các chất chống oxy hóa làm quá trình tổn thương sụn khớp chậm lại, ức chế sản xuất các phân tử gây tổn thương khớp. Có thể bổ sung chanh và mật ong vào trà.

6. Sữa và chế phẩm từ sữa (yogurt, pho mai): Cung cấp dưỡng chất, protein và calci để kiến tạo cơ xương khớp.

7. Các loại đậu: đặc biệt đậu cúc và đậu đỏ tây: Chứa nhiều chất xơ và protein để kiến tạo cơ. Chứa nhiều chất nâng đỡ hệ miễn dịch cơ thể: sắt, acid folic, magne, kali và kẽm.

8. Chế độ ăn uống hỗ trợ viêm khớp dạng thấp: Một nghiên cứu năm 1990 cho thấy chế độ ăn thuần túy các món chay (vegan) kèm bổ sung probiotics (men vi sinh) sẽ cải thiện triệu chứng bệnh dù không thể chặn được diễn tiến bệnh.

9. Quá trình chế biến thức ăn: Omega 3 giúp ngừng viêm khớp. Ngược lại, omega 6 làm tăng sưng và viêm khớp. Cả 2 loại này đều có ở các loại dầu như dầu phộng, bắp, dầu cải....Chỉ nên dùng rau quả tươi, hạn chế chiên xào, bánh snack, bánh đóng hộp....

10. Gluten: Người mắc bệnh ruột do gluten cần hạn chế thức ăn này, tình cờ thấy triệu chứng đau khớp có cải thiện. Tuy nhiên với người bị viêm khớp dạng thấp thì không liên quan, chưa có nghiên cứu và cơ sở khoa học.

11. Điều trị chấn thương khớp: Tình trạng này xử lý dễ dàng, có thể hồi phục hoàn toàn. Nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau thuần túy . Có thể đeo nẹp, bó băng thun hay bó bột và chườm lạnh. Thể dục phục hồi sau chấn thương.

12. Tập thể dục: Càng vận động, thể dục thì khớp sẽ bớt cứng dần. Vận động giúp tăng cường sức cơ nâng đỡ cho khớp, khớp chắc khỏe và tái tạo mô sụn, giúp xương khỏe mạnh, giữ thăng bằng cho cơ thể, đốt cháy năng lượng giúp duy trì cân nặng hợp lý tránh gánh nặng lên khớp (đặc biệt cột sống, gối và gót).

  • Bắt đầu tập từ từ, nhẹ nhàng. Có thể làm vườn nhè nhẹ, đi bộ, yoga...
  • Cần thảo luận với bác sĩ nếu tập nhẹ cũng gây đau.
che do an ho tro ? gia ?m dau co xuong kho ?p

13. Đến gặp bác sĩ nếu :

  • Rất đau khớp.
  • Tiền căn chấn thương khớp.
  • Biến dạng khớp.
  • Giới hạn vận động khớp.
  • Sưng đột ngột.
  • Khớp và vùng xung quanh nóng, đỏ.
  • Triệu chứng kéo dài trên 3 ngày hay xuất hiện 3-7 lần trong tháng.

14.Tóm lại, chế độ ăn giúp khớp khỏe mạnh : Cũng cố đĩa sụn khớp bằng rau tươi, trái cây, các loại hạt, đậu. Bổ sung các chất béo có lợi cho khớp, giúp ngừng phản ứng viêm như dầu olive, dầu từ các loại hạt (hạt óc chó, điều...), omega 3 từ cá (cá hồi, cá thu...) giúp giảm đau khớp.

Bài viết khác