Cách Ngăn Chặn Tiến Triển Của Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 15 Lượt xem

Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng khi các tĩnh mạch ở chân không còn khả năng đẩy máu về tim một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch chi dưới

cach ngan chan tien trien cua suy tinh mach chi duoi
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:
  • Tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
  • Ngoài ra còn có thể do chế độ làm việc. Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

Cần làm gì khi bị suy tĩnh mạch chi dưới?

cach ngan chan tien trien cua suy tinh mach chi duoi

Để ngăn chặn tiến triển của bệnh, bệnh nhân cần để chân cao khi nằm nghỉ, tránh đứng hay ngồi lâu. Khi đi ngủ nên kê chân cao 10-15cm, tập thể dục, yoga để làm tăng sức bền của thành mạch máu.

Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hạn chế đi giày cao gót.

Thay đổi tư thế ngồi liên tục để giảm áp lực lên đùi, xương chậu từ đó giúp lưu thông máu.

Hạn chế các loại quần bó sát, chọn những loại quần áo thoải mái và giày dép mềm để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn.

Mang tất y khoa có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn.

Nên giảm cân trong trường hợp thừa cân béo phì.

Tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao (estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch).

Tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu.

Thường xuyên massage chân là phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Theo đó, quá trình massage chân giúp thúc đẩy máu lưu thông, giải tỏa căng thẳng và chèn ép ở các tĩnh mạch, qua đó giảm áp lực và ngăn máu ứ đọng trong tĩnh mạch.

Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn thức ăn giàu vitamin, chất xơ, tránh béo phì bằng cách hạn chế ăn nhiều thịt, đồ ngọt… Chế độ ăn quá nhiều muối là nguyên nhân phổ biến gây tăng huyết áp, đặc biệt ở người cao tuổi. Huyết áp tăng cao tạo áp lực lên thành mạch, gây suy giảm chức năng và khiến tĩnh mạch dễ bị giãn rộng. Trong khi đó, những món ăn quá nhiều mỡ là nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ, dẫn đến xơ vữa động mạch, làm cản trở máu lưu thông và giảm tính bền thành mạch.

Những yếu tố này góp phần thúc đẩy suy giãn tĩnh mạch tiến triển nhanh ở nhóm người có nguy cơ cao. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những món ăn nhạt, ưu tiên đồ ăn hấp, luộc để tĩnh mạch được bảo vệ tốt hơn.

Lưu ý: Suy tĩnh mạch là một bệnh lý tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Việc nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như loét chân hoặc viêm da. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Nguồn: Sức Khoẻ và Đời Sống

Bài viết khác