CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA VIÊM KHỚP KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 280 Lượt xem

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm mà nhiều người lớn tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân đã có vấn đề xương khớp mạn tính phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xương khớp.

Triệu chứng viêm xương khớp thường gặp do thời tiết

– Đau nhức ở các khớp như đầu gối, cổ tay, ngón tay, cẳng chân và hông.

– Cứng khớp, sưng đỏ, tê bì, có cảm giác kiến bò.

– Khó khăn khi vận động, đi lại, cầm nắm đồ vật.

Nguyên nhân viêm xương khớp khi thời tiết

– Nhiệt độ giảm làm cho các nhóm cơ và dây chằng bị co cứng, khiến việc di chuyển trở nên đau đớn và khó khăn. Vì vậy, khi thời tiết trở lạnh, nhiều người thường có xu hướng hạn chế vận động và ở yên một chỗ. Tuy nhiên, việc giữ cơ thể thụ động lâu ngày có thể khiến cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn, do tình trạng co thắt cơ còn là kết quả của quá trình phản ứng tự nhiên khi cơ thể không vận động.

– Thời tiết thay đổi làm sức đề kháng cơ thể giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn/vi rút tấn công, gây nên tình trạng viêm hoặc làm tái phát các triệu chứng đau mạn tính.

Cách phòng ngừa đau xương khớp khi thời tiết chuyển mùa

Hoạt động thể chất

Các hoạt động dưới đây có thể xoa dịu cơn đau, giúp cơ thể linh hoạt hơn:

– Các động tác thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thái cực quyền giúp kéo giãn các nhóm cơ, giảm đau đáng kể.

– Các bài tập thể hình theo tần suất như đạp xe, chạy bộ với máy sẽ giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ.

Trong trường hợp đang bị đau nhức vùng khớp, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập.

Bổ sung đủ lượng vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất cần thiết, thường bị thiếu ở những bệnh nhân bị đau cấp tính và trầm cảm.

Vitamin D được tổng hợp khi da tiếp xúc ánh sáng mặt trời, nên lượng vitamin D cơ thể hấp thụ sẽ giảm dần vào mùa lạnh, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin D. Vì vậy, để đảm bảo các cơ quan hoạt động đúng chức năng và giảm triệu chứng đau cứng cơ, bạn nên chú ý bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm hằng ngày hoặc thực phẩm chức năng.

Giữ ấm cơ thể

– Mặc áo khoác nhiều lớp: áo khoác giúp giữ ấm cơ thể, đặc biệc là khi bạn đang ở ngoài trời dưới thời tiết lạnh.

– Mang găng tay, nón và khăn choàng cổ: tiếp xúc với môi trường lạnh và độ ẩm cao sẽ khiến cơ thể mất nhiệt rất nhanh, đặc biệt là các bộ phận như ngón tay, ngón chân và mũi. Vì vậy, để phòng tránh viêm xương khớp do thời tiết, bạn nên đeo găng tay, đội mũ che tai và quấn khăn quanh cổ khi ra ngoài trời lạnh.

– Mang giày chống thấm nước: Bàn chân là bộ phận tập trung các dây thần kinh quan trọng. Việc giữ ấm bàn chân vào mùa lạnh rất cần thiết để ngăn ngừa chứng đau nhức bàn chân. Vì vậy, khi phải ra ngoài tập thể dục, chạy bộ, bạn nên lưu ý mang giày thể thao/ủng chống nước để giữ đôi bàn chân luôn khô và ấm.

Chọn các loại thực phẩm làm nóng cơ thể

Trong tự nhiên, một số loại thực phẩm có tác dụng tăng nhiệt độ cơ thể, rất có ích trong việc phòng ngừa viêm khớp, đặc biệt là vào thời tiết lạnh.

Gừng, nghệ, ớt hiểm là các loại gia vị tự nhiên được chứng minh có khả năng chống viêm khớp hiệu quả.

Massage cơ thể

Các liệu trình xoa bóp có khả năng giảm bớt tình trạng căng cơ, giúp các khớp bị co cứng trở nên linh hoạt hơn.

Cách điều trị chứng viêm xương khớp do thời tiết

Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng giám đốc của Phòng Khám ACC, nhiều người thường tự ý dùng thuốc để điều trị các cơn đau do trời lạnh. Tuy nhiên, thói quen này rất có hại vì có thể gây nên các tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày, nhất là dùng các thuốc corticoid trong thời gian dài. Vì vậy, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp điều trị triệu chứng đau hiệu quả và an toàn. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ gia tăng tính linh hoạt của các khớp, tăng cường sức khỏe của toàn bộ hệ xương khớp.

Theo: Phòng khám ACC

Bài viết khác