CÁCH CHỮA ĐAU KHUỶU TAY CỦA HỘI CHỨNG TENNIS ELBOW

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 809 Lượt xem

Hội chứng tennis elbow là một tình trạng cơ xương khớp phổ biến. Người ta ước tính rằng có đến một trong ba người bị hội chứng tennis elbow tại bất kỳ thời điểm nào. Mỗi năm ở Anh, cứ 1.000 người thì có khoảng 5 người đến gặp bác sĩ của họ về hội chứng này

Ít nhất 60% dân chơi tennis đều đã nếm qua Hội chứng - Chấn thương - Tổn thương khuỷa tay (viêm lồi cầu - hay được biết đến với cái tên quen thuộc Tennis Elbow) dù cho bạn chơi tennis ở trình độ nào. Bài viết này tổng hợp tất cả các thông tin y tế chính thức lẫn kinh nghiệm truyền miệng đã được các chuyên gia - bác sĩ - bệnh nhân - nạn nhân... thống kê, phân tích, trao đổi, truyền đạt cho nhau nhằm điều trị hội chứng này. 
Tennis elbow là 1 tình trạng viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngoài khuỷu tay.
Bệnh này rất hay gặp ở người chơi tennis. Ngoài ra, bệnh này còn xảy ra ở những người chơi thể thao dùng khuỷu tay như: cầu lông, đánh golf, bowling... Nguyên nhân là do các nhóm cơ này bị suy yếu, khi bạn vận động quá mức, nơi bám của các cơ chịu lực căng - kéo quá sức gây ra các vi chấn thương, lâu ngày làm viêm tại chỗ.

Nguyên nhân thường là do:

  •  Kích thước tay cầm vợt quá to hoặc quá nhỏ.
  • Lưới vợt quá căng, hay banh quá nặng do ướt nước.
  • Khởi động không kỹ.
  • Chơi quá sức, hoặc lúc cơ thể không khỏe.
  • Kỹ thuật chưa đúng

1. Cú đánh trái tay:

  • Dùng cổ tay thay vì toàn bộ cánh tay.
  • Ra tay đỡ banh trễ làm khuỷu ở tư thế cong.
  • Đỡ banh sẹc chặt xoáy mạnh.

2. Cú đập (smash) hay cú sẹc không đúng kỷ thuật.
Biểu hiện:
Đau vùng phía ngoài khuỷu, ban đầu chỉ đau khi thực hiện động tác làm động chỗ viêm. Nếu nặng hơn, đau thường xuyên kể cả lúc không chơi thể thao, đau không thể cầm vật nặng hoặc khi lái xe máy

Khi đau bạn nên :

  • Ngừng chơi.
  • Chườm lạnh tại chỗ 10-15 phút, có thể làm 4-5 lần/ ngày .
  • Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.
  • Nếu đau nhiều, bạn nên băng treo tay bất động tạm.
  • Có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm uống thông thường.

Bạn không nên:

  • Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.
  • Xoa bóp với các loại dầu nóng, thuốc xoa bóp, hoặc đi nắn sửa không đúng sẽ gây viêm mạn tính tại chỗ, rất khó điều trị sau này.
  • Nếu sau 1 tuần với các biện pháp trên mà vẫn còn đau, hoặc tái đi tái lại bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao.
  • Để chơi lại bạn cần có quá trình tập phục hồi độ dẻo, độ bền, và sức mạnh của nhóm cơ duỗi và ngửa cổ tay, bàn tay.

Để phòng tránh chấn thương loại này, bạn nên:

  • Điều chỉnh vợt cho phù hợp: kích thước tay cầm, độ căng lưới vợt.
  • Khởi động , làm nóng thật kỹ.
  • Sửa chữa kỹ thuật cho đúng: đặc biệt là cú trái tay.
  • Chơi với lượng thời gian từ từ tăng dần, từng bước hồi phục lại khả năng tập luyện, và không chơi quá sức.
  • Đeo băng giảm chấn đúng kỷ thuật.

Bài viết khác