BIẾN CHỨNG SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ - PHÙ BẠCH HUYẾT

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 842 Lượt xem

Ung thư vú có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm tuy nhiên sau điều trị ung thư vú thì lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng sau điều trị đó là Phù bạch huyết.

Một trong các biến chứng có thể gặp sau điều trị ung thư vú đó là phù tay hay còn gọi là Phù mạch huyết (Phù mạch bạch), việc điều trị tại chỗ vú và nách làm ảnh hưởng đến hệ bạch huyết ở tay bên phía vú bị ung thư, dẫn đến giảm lưu thông và gây ứ trệ dịch bạch huyết; từ đó gây phù tay. Hiện nay, chúng ta chưa biết tại sao phù tay chỉ xảy ra trên một số bệnh nhân mà không xảy ra trên tất cả các bệnh nhân ung thư vú.Tuy nhiên, chúng ta đã biết được một số các yếu tố làm tăng nguy cơ phù tay như: Có di căn hạch nách, phẫu thuật hay xạ trị vào vùng nách, béo phì, nhiễm trùng...
Phù bạch huyết (phù mạch bạch) là gì?

Phù bạch huyết xảy ra khi các cơ quan bạch huyết bị tổn thương. Điều này xảy ra có thể do bẩm sinh, phẫu thuật, chấn thương, sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng hoặc ung thư. Triệu chứng chính của phù bạch huyết là sưng tấy, xảy ra ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Ở thời kỳ đầu, sưng tấy có thể đến rồi đi nhanh chóng, chỉ đặc biệt sưng to vào ban ngày và giảm khi đêm xuống. Tuy nhiên, nếu không đươc điều trị kịp thời, tình trạng phù bạch huyết sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Các chức năng của khớp sẽ bị hạn chế, nhiễm trùng da thường xuyên, da căng cứng khó cử động và tay chân đau nhức.
bien chung sau dieu tri ung thu vu   phu bach huyet

Tình trạng sưng tấy có thể nhận thấy rõ khi kích thước tại vùng phù nề thay đổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp nhẹ khó nhận thấy được bằng mắt. Phù bạch huyết có thể xảy ra ngay sau khi phẫu thuật hoặc vài tháng sau đó.
Triệu chứng của phù bạch huyết cánh tay

  • Sưng bắt đầu ở tay hoặc chân.
  • Cảm giác nặng ở tay hoặc chân.
  • Yếu hoặc giảm linh hoạt chi.
  • Đeo nhẫn, đồng hồ, hoặc mặc quần áo bị chật.
  • Cảm giác khó chịu hoặc đau.
  • Da bị căng, bóng, ấm hoặc bị đỏ.
  • Da không lõm khi đè/ép, hoặc da cứng.
  • Da dày hơn.
  • Da có thể trông giống như vỏ cam (sưng lên với các vết lồi lõm nhỏ).
  • Mụn cóc hoặc mụn nước, rỉ dịch.

Hiện nay, các nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về những yếu tố gây ra phù bạch huyết và những phương pháp can thiệp để giảm nguy cơ này. Bạn cần trao đổi với bác sĩ của mình nếu họ có những lo lắng về nguy cơ hình thành phù bạch huyết.
Giảm nguy cơ phù bạch huyết

  • Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bạn thừa cân, cần tích cực hơn trong việc quản lý cân nặng sau khi phát hiện ung thư để giúp giảm nguy cơ bị phù bạch huyết về sau.
  • Thay đổi tư thế. Bạn cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Trong khi ngồi, bạn không nên vắt chéo chân. Khi ngủ bạn cần nằm gối. Những tư thế đứng thẳng sẽ giúp cải thiện tình trạng phù.
  • Mặc quần áo rộng. Nếu bạn có nguy cơ bị phù bạch huyết ở đầu và cổ, các bác sĩ khuyên đừng mặc các loại áo có viền cổ quá khít. Khi có nguy cơ bị phù bạch huyết ở chân, bạn cần tránh mang giày quá chặt và bảo vệ chân bằng mang giày phủ kín chân, không nên mang dép lê (flip-flops) và các loại giày xăng-đan (sandals). Khi có nguy cơ bị phù tay, bạn cần tránh mặc quần áo và đồ trang sức bó sát hoặc chèn siết vào cánh tay hoặc tay, như tay áo hoặc vòng đeo tay quá chặt. Điều này có thể dẫn đến sự ứ dịch.
  • Hạn chế thời gian ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh. Tránh tắm nước quá nóng hoặc ở phòng xông hơi, thời gian sử dụng nước nóng nên là dưới 15 phút. Ngoài ra, không đắp các miếng chườm nóng hoặc đá lạnh lên vị trí bị sưng phù.
  • Việc tiêm chủng, tiêm các loại thuốc khác và truyền dịch nên được thực hiện ở cánh tay không bị sưng phù. Việc lấy máu xét nghiệm hoặc đo huyết áp cũng nên thực hiện ở tay không bị tổn thương. Bạn cần báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết về nguy cơ bị phù bạch huyết.
Nguồn: yhoccongdong. com

 

Bài viết khác