AI DỄ BỊ PHÙ BẠCH HUYẾT?

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 257 Lượt xem

Sưng phù bạch huyết thường xảy ra ở một cánh tay hoặc cẳng chân, nhưng cũng có thể phù cả tứ chi, do sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết gây ra.

Ai dễ bị phù bạch huyết?

Phù bạch huyết gặp ở hai nhóm bệnh nhân do bẩm sinh (tiên phát) hoặc mắc phải (thứ phát).

Phù bạch huyết tiên phát là một bệnh di truyền chiếm khoảng 0,6% trên số trẻ sinh ra sống. Nguyên nhân do các mạch bạch huyết bị thiếu hoặc không hoạt động, tổn thương có thể ảnh hưởng tới tứ chi, các phần khác của cơ thể, kể cả các cơ quan nội tạng. Bệnh có thể xuất hiện ngay khi mới sinh, ở độ tuổi dậy thì hay khi đã trưởng thành.

Phù bạch huyết thứ phát là phù bạch huyết gây ra bởi một bệnh khác. Thể bệnh này phổ biến cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra bởi một chấn thương, khi bị viêm nhiễm hay sau cuộc phẫu thuật làm ảnh hưởng đến dòng chảy của bạch huyết hoặc do phẫu thuật phải loại bỏ một hay nhiều hạch bạch huyết. Một nghiên cứu cho biết: trong hơn 3 triệu bệnh nhân bị ung thư vú còn sống, có khoảng 30% bị phù bạch huyết thứ phát. Phù bạch huyết cũng thường xảy ra sau các phẫu thuật liên quan đến tuyến tiền liệt, đường tiết niệu, cổ tử cung, ổ bụng, phẫu thuật chỉnh hình (hút mỡ) và các phẫu thuật điều trị khối u ác tính, các trị liệu bệnh u bạch huyết Hodgkin và không Hodgkin. Các đối tượng chiếu xạ, chấn thương trong thể thao, xăm trổ trên da hoặc bất kỳ tác động nào đến dòng chảy bạch huyết đều có thể gây ra phù bạch huyết thứ phát. Điều cần chú ý là phù bạch huyết có thể không xuất hiện ngay thời điểm sự kiện xảy ra, nhưng sau các sự kiện này đều có nguy cơ gây phù bạch huyết trong suốt cuộc đời.

Phù bạch huyết có gì khác phù của bệnh khác?

Khác với các bệnh phù khác, phù bạch huyết có đặc điểm là: sưng phù một phần của cánh tay hoặc chân hoặc toàn bộ cánh tay hoặc chân, bao gồm cả ngón tay, ngón chân. Bệnh nhân thấy một cảm giác nặng nề hoặc đau tức ở phần chi bị bệnh. Do phù gây hạn chế cử động ở tay, chân bị tổn thương. Kèm theo có dấu hiệu đau hoặc khó chịu ở chi bị bệnh. Nhiễm khuẩn thường tái phát nhiều lần ở chi bị ảnh hưởng. Phần da nơi bị phù bạch huyết cứng và dày. Ở những ca bệnh nặng, sưng rất to cánh tay, chân làm cho chi bệnh không thể cử động được.

Phù bạch huyết có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn thường tái đi tái lại định kỳ từng đợt. Nguy cơ nhiễm khuẩn cao khi bệnh nhân có các vết thương trên vùng bị phù bạch huyết.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: chụp cộng hưởng từ, sử dụng các từ trường và sóng radio, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm Doppler, kỹ thuật hạt nhân phóng xạ hình ảnh của hệ bạch huyết (lymphoscintigraphy) sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh phù bạch huyết.

Theo: SK&ĐS.
------------------------------------------------------

Vớ tay phù bạch huyết JOBST

ai de bi phu bach huyetai de bi phu bach huyetai de bi phu bach huyet

JOBST® BELLA LITE

  • Chuẩn áp lực 20-30 mmHg
  • Hiệu quả cao trong điều trị suy tĩnh mạch – giãn (dãn) tĩnh mạch, phù bạch huyết
  • Lựa chọn điều trị số #1 của Bác sỹ tại Mỹ
  • 100% nhập khẩu nguyên hộp trực tiếp từ Mỹ, chứng nhận FDA
  • Chất liệu mềm mại và thoáng khí, giảm ngứa và kích ứng da
  • Độ bền trên 6 tháng
  • JOBST - đối tác của NASA - Cơ quan Hàng không - vũ trụ Hoa Kỳ
  • JOBST đã được đưa vào điều trị tại hơn 60 Bệnh viện trên toàn quốc. Điển hình như BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y dược, BV Bạch Mai, Medic Hòa Hảo....và được các Bác sỹ đánh giá cao.
  • Đồng hành cùng chương trình “Sống khoẻ" trên kênh HTV7

CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ

  • Chỉ định điều trị: Kiểm soát phù bạch huyết và các dạng phù khác. Viêm tĩnh mạch, sau hội chứng huyết khối, dị tật hoặc bất thường mạch máu, sau hút mỡ.
  • Chỉ định khác: Suy giãn tĩnh mạch mãn tính, sau phẫu thuật tĩnh mạch, sau điều trị xơ hóa, khuynh hướng phù trung bình, viêm huyết khối tĩnh mạch nông, phòng ngừa loét tái phát.
  • Chống chỉ định: Thiếu máu (ví dụ: bệnh động mạch tiến triển), suy tim sung huyết chưa kiểm soát, viêm nhiểm tĩnh mạch chưa điều trị, viêm tĩnh mạch xanh đau. Tăng huyết áp thai kỳ.

Tham khảo ý kiến Bác sỹ trong các trường hợp: Mang vớ y khoa có tính chất phòng ngừa trong thai kỳ. Nhiểm trùng da, bệnh da liễu, dị ứng thành phần vải, mất nhạy cảm ở chi, bệnh nhân nằm bất động thời gian dài. Viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn chưa điều trị (tĩnh mạch bị viêm nhiễm). Những tình trạng tăng dòng hồi lưu tĩnh mạch bạch huyết không mong muốn.

Bài viết khác