NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐAU NHỨC ĐẦU GỐI (2)
Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.
Làm thế nào điều trị đau nhức đầu gối hiệu quả?
Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.
Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp y tế
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào chẩn đoán cụ thể và mức độ của các triệu chứng đau, chẳng hạn như:
- Vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập kéo giãn, tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng nhằm khôi phục khả năng vận động, sức mạnh và độ ổn định cho đầu gối. Bác sĩ sẽ đánh giá dáng đi, dáng chạy và các vấn đề về cơ xương khác của người bệnh. Từ đó phát triển một kế hoạch phục hồi phù hợp nhất cho người bệnh.
- Thuốc kháng viêm. Bác sĩ có thể kê toa loại thuốc này nếu người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến viêm, gây đau nhức đầu gối.
- Phẫu thuật. Nếu triệu chứng đau không đáp ứng với thuốc hoặc các biện pháp khắc phục khác, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật, phổ biến nhất là nội soi khớp gối.
Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị chuyên khoa trên, bạn có thể thực hiện những biện pháp tại nhà sau đây để làm thuyên giảm và ngăn ngừa đau nhức xương khớp gối và bảo vệ chức năng đầu gối:
- Duy trì cân nặng lành mạnh. Đầu gối chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do đó, tăng quá nhiều cân có thể tạo thêm áp lực lên đầu gối, gia tăng nguy cơ mắc chấn thương. Ngoài mục đích thẩm mỹ, bạn hãy duy trì mức cân nặng hợp lý để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp nói chung và chức năng đầu gối nói riêng.
- Tập thể dục với mức độ vừa phải. Nếu tham gia các môn thể thao mang tính cạnh tranh, đối kháng hay phải luyện tập thường xuyên, hãy đảm bảo các kỹ thuật và chuyển động của bạn không làm đầu gối luôn trong tình trạng căng gồng. Nếu có thể, hãy phối hợp với huấn luyện viên chuyên nghiệp để các thao tác được chính xác, đúng kỹ thuật, ngăn ngừa chấn thương.
- Sử dụng các sản phẩm bảo vệ khớp. Ngoài các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ thể dục thể thao chuyên dụng, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ bảo vệ khớp, giúp giảm các triệu chứng đau nhức như các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh glucosamine có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho khớp, đặc biệt là khớp gối.
Bài viết khác
-
Bệnh Suy Tĩnh Mạch Nên Ăn Gì? Tại Sao Nên Mang Vớ Y Khoa?
- Ngày: 23-02-2021
- Lượt xem: 342
Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.
Xem chi tiết -
Loãng xương có nên tập thể dục không? Nên vận động như thế nào?
- Ngày: 23-02-2021
- Lượt xem: 342
Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.
Xem chi tiết -
Nghe kém, suy giảm thính lực do tiếng ồn ngày càng gia tăng, phòng ngừa thế nào?
- Ngày: 23-02-2021
- Lượt xem: 342
Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.
Xem chi tiết -
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có điều trị khỏi hẳn không?
- Ngày: 23-02-2021
- Lượt xem: 342
Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.
Xem chi tiết