Tìm bài viết
-
CHƯỜM NÓNG, CHƯỜM LẠNH CHO NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
- Ngày: 03-07-2020
- Lượt xem: 1083
Những cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên làm cho người bệnh vô cùng khó chịu. Chính vì vậy người bệnh luôn tìm mọi cách để giảm đau nhanh nhất. Việc dùng thuốc ít nhiều có thể gây ra tác dụng phụ, vì vậy chúng ta nên áp dụng các biện pháp an toàn hơn. Biện pháp chườm nóng, chườm lạnh là hai trong số rất nhiều biện pháp mà chúng ta nên áp dụng.
Xem chi tiết -
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHƯỜM NÓNG
- Ngày: 02-07-2020
- Lượt xem: 872
Trái ngược với chườm lạnh là dùng trên những tổn thương cấp tính thì chườm nóng được áp dụng trên những tổn thương mãn tính. Chườm lạnh làm co mạch máu vùng tổn thương nên sẽ làm giảm tiến trình sưng viêm. Ngược lại chườm nóng lại làm giãn mạch máu ra, từ đó làm tăng lưu lượng máu tới vùng tổn thương. Vì sao vậy? đối với các tổn thương hay đau mãn tính. Lượng máu qua khu vực mãn tính cũng giảm hơn, cơ khu vực này thường xuyên phải căng lên cộng với lượng máu tới giảm nên làm tăng lượng acid lactic (một loại acid gây tăng đau mỏi cơ). Từ đó, khi sử dụng chườm nóng, cơ được giãn ra, mạch máu cũng giãn ra làm tăng lưu lượng dòng máu đến vị trí tổn thương. Giúp loại bỏ sự tích tụ của acid lactic.
Xem chi tiết -
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHƯỜM LẠNH
- Ngày: 01-07-2020
- Lượt xem: 3234
Nguyên tắc điều trị của liệu pháp chườm lạnh là làm giảm lưu lượng máu đến một khu vực bị thương. Vì sao lại vậy? khi bị chấn thương trong giai đoạn đầu, tốc độ máu đến khu vực tổn thương này sẽ tăng lên. Khi chườm lạnh, độ lạnh sẽ làm cho mạch máu ở khu vực tổn thương này đột ngột co lại. Dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu. Từ đó giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm phù nề, giảm trương lực co cơ. Nó cũng làm tê vùng tổn thương nên cũng có tác dụng giảm đau cục bộ.
Xem chi tiết -
GÙ LƯNG Ở TRẺ EM, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
- Ngày: 22-06-2020
- Lượt xem: 1908
Trẻ bị gù lưng có những dấu hiệu rất khó để bố mẹ có thể nhận biết ngay từ đầu. Khi không được phát hiện sớm, trẻ gù lưng thường gặp nhiều trở ngại trong việc điều trị. Thậm chí, tình trạng này có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Xem chi tiết -
BÀI TẬP PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
- Ngày: 12-06-2020
- Lượt xem: 533
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyễn Phương, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, hội chứng ống cổ tay gây đau, cứng, tê bì ở nhiều ngón và bàn tay, có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay. Tình trạng này do dây thần kinh giữa ở cổ tay bị chèn ép gây ra. Thống kê tại Mỹ cho thấy bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định rõ nguyên nhân gây hội chứng này. Người ta thường ”đổ tội” cho nếp sống phối hợp với các yếu tố di truyền gây ra. Thực tế ghi nhận có rất nhiều yếu tố nguy cơ rất khác nhau ở các bệnh nhân.
Xem chi tiết